Dự toán đầy đủ chi phí xây dựng một tòa nhà văn phòng?

Đăng bởi Họa Đức
10/01/2023
Dự toán đầy đủ chi phí xây dựng một tòa nhà văn phòng?, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn

Lập bảng dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng một cách cụ thể, khoa học, chặt chẽ sẽ giúp bạn kiểm soát được chi phí xây dựng nhà một cách hiệu quả, tránh những lãng phí không cần thiết. Trong bài viết này hãy cùng công ty kiến trúc ACI Home tìm hiểu bảng mẫu dự toán xây dựng tòa nhà văn phòng đầy đủ và chi tiết.

Dự toán đầy đủ chi phí xây dựng một tòa nhà văn phòng?

Lý do cần lập bảng dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng

Kiểm soát chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng

Dự toán chi phí xây dựng sẽ giúp chủ đầu tư biết trước các khoản cần phải chi. Từ đó lên kế hoạch cho việc xây dựng, chuẩn bị tài chính, tránh các trường hợp thâm hụt ngân sách.

Sự minh bạch của nhà thầu

Bảng ự toán chi phí xây dựng thể hiện rõ giá tiền các hạng mục, các công đoạn một cách rõ ràng và minh bạch. Vì vậy,CĐT dễ dàng kiểm tra sự hợp lý và chính xác của từng khoản chi. Hạn chế tình trạng đội chi phí vô lý hay những khoản phát sinh không đáng có.

Dự toán đầy đủ chi phí xây dựng một tòa nhà văn phòng?

Kịp thời cung ứng vật tư theo giai đoạn

Giống như một bảng checklist, bảng ự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng theo từng giai đoạn tương ứng các hạng mục vật tư cần cung ứng. Nhà thầu sẽ dựa vào bản dự toán này để chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị thi công từ. Đảm bảo quá trình cung ứng vật tư kịp thời cũng như dễ dàng theo dõi tiến độ, kiểm soát quá trình cung ứng vật tư của nhà cung cấp. Hạn chế các trường hợp kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Cơ sở thống nhất các hạng mục công việc giữa CĐT và nhà thầu

Dự toán chi phí xây dựng còn được xem như cơ sở thống nhất các hạng mục công việc giữa CĐT và nhà thầu. Đảm bảo quá trình xây dựng đúng, đủ và không phát sinh các hạng mục bất hợp lý. Trong trường hợp có sự thay đổi vật tư, cách thức thi công,…thì CĐT cũng dễ dàng thay đổi đúng hạng mục đó trong bảng dự toán.

Dự toán đầy đủ chi phí xây dựng một tòa nhà văn phòng?

Những điều cần biết về các thông số trong bảng dự toán chi phí xây tòa nhà văn phòng

Số lượng hạng mục thi công và quy cách vật tư phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế.

Vì vậy để có một bảng dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng chính xác cần phải dựa trên bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh. Như vậy thì việc bóc tách khối lượng công việc, hạng mục thi công, chủng loại kích thước vật tư,… được tiến hành chính xác.

Chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng có thể thay đổi theo thời gian, khu vực

Tùy theo từng thời điểm cung như khu vực xây dựng mà đơn giá sẽ thay đổi, điều này cũng có ảnh hưởng đến các thông số trong bảng dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng. Giá vật tư, nhân công, đơn giá thiết kế là không cố định, biến động lên xuống thường xuyên.

Dự toán đầy đủ chi phí xây dựng một tòa nhà văn phòng?

Những yếu tố ảnh hưởng đến dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng

Xin giấy phép xây dựng tòa nhà văn phòng

Chi phí xin giấy phép xây dựng nói chung và xây dựng tòa nhà văn phòng nói riêng theo quy định là khoản chi phí cụ thể theo từng tỉnh/thành. Nếu CĐT sử dụng dịch vụ của các công ty xây dựng hoặc công ty luật thì khoản này sẽ có mức chênh lệch so với phần chi phí được quy định.

Thiết kế kiến trúc + Kết cấu tòa nhà văn phòng

Thiết kế kiến trúc, kết cấu quyết định tính thẩm mỹ, độ an toàn và bền vững của mọi công trình xây dựng. Vì vậy, đây là một phần không kém phần quan trọng và không thể bỏ qua.

Thi công phần thô và hoàn thiện

Là một quá trình không thể thiếu trong quá trình xây tòa nhà, chi phí thi công phần thô và hoàn thiện chiếm một phần không nhỏ trong bảng dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng.

Bảng mẫu dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng

Bảng dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng phần cọc- móng

Diện tích phần móng công trình từ 30% – 50%

Diện tích tầng trệt ngôi nhà là 100%

Diện tích tầng lửng:

– Khu vực đổ sàn: được tính là 100%

– khu vực để trống: được tính là 50%

Diện tích tầng 2, 3… được tính 100%

Diện tích sân thượng:

– Khu vực tum có mái che: được tính 100%

– Sân thượng trước và sau: 70%

Diện tích mái: thường rơi vào khoảng 50%

Diện tích sân và tường rào: 100%

Diện tích tầng hầm:

– Độ sâu 1m – 1,2m so với code vỉa hè được tính 150% diện tích sàn

– Độ sâu 1,3m – 1,5m so với code vỉa hè được tính 170% diện tích sàn

– Độ sau 1,6m – dưới 2m so với code vỉa hè được tính 200% diện tích sàn

– Độ sâu >2m so với code vỉa hè được tính 250% diện tích sàn

Lưu ý: Những tầng hầm có diện tích sử dụng < 80m2 thì hệ số được tính như công thức ở trên + 20% diện tích

2.2 Cách tính chi phí làm móng tòa nhà

Để có thể tính toán chi phí làm móng nhà chuẩn xác nhất thì cần xác định được đơn giá thi công, chi phí vật tư, nhân công thực hiện trên 1m2 nền móng.

Hiện nay chi phí thi công tại Kiến Thiết Việt đang được áp dụng với mức giá như sau.

– Chi phí thi công phần thô và nhân công hoàn thiện: 3.600.000 đ/m2

– Chi phí xây nhà trọn gói: 5.600.000 đ/m2 – 6.300.000 đ/m2

Việc lựa chọn móng nhà cho công trình của bạn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà của bạn.

– Chi phí làm móng cọc và móng đơn: 30% x diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô

– Chi phí làm móng băng một phương: 50% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô

– Chi phí làm móng băng hai phương: 70% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô

– Chi phí làm móng cọc (ép tải): (250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc + thợ ép cọc: 20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô)

– Chi phí làm móng cọc (khoan nhồi): (450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô)

Móng đơn và đà kiềng

Để chủ đầu tư hiểu rõ hơn về cách tính chi phí làm móng Kiến Thiết Việt xin đưa ra một vài ví dụ để tham khảo.

VD1: Chủ đầu tư muốn xây nhà 1 tầng có diện tích 5x20m, thì cách tính chi phí làm móng băng một phương như sau:

Chi phí xây dựng móng băng một phương: 5 x 20 x 50% x 3.600.000 = 180.000.000 đ

VD2: Diện tích như trên nhưng sẽ tính chi phí làm móng băng hai phương

Chi phí xây dựng móng băng hai phương: 5 x 20 x 70% x 3.600.000 = 252.000.000 đ

VD3: Cũng với diện tích 5x20m, cách tính chi phí làm móng cọc ép tải với số lượng 15 tim, chiều dài cọc 9m thì sẽ được tính như sau

Chi phí làm móng cọc ép tải: (250.000 x 30 x 9) + 20.000.000 + (0.2 x (100 + 20) x 3.6000.000 = 173.900.000 đ

Bảng dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng phần thô và hoàn thiện

Bao gồm chi phí xây dựng phần thô, thi công và hoàn hiện. Chi phí phần iện, nước +bể nước ngầm.

Bảng dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng các phần bên ngoài

Bao gồm dự toán chi phí các hạng mục Chống mối + chống sét + PCCC + Thông tin liên lạc + Thông gió và điều hòa không khí

Trên đây là dự toán chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng cụ thể và chi tiết được ACI Home tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên ấy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chi phí xây dựng tòa nhà văn phòng.

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC & ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GOOD HOPE

Số điện thoại: 028 2220 2220 Hotline: 0968 88 00 55

Email: acihomesg@gmail.com

Văn phòng 1: Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Q1, TPHCM

Văn phòng 2: Tầng 8, Tòa nhà Licogi 13, Số 164, Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Hãy để ACIHOME giúp bạn

Tư thiết kế những ngôi nhà , biệt thự, khách sạn đẹp như trong mơ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ0968 88 00 55