Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp theo quy định của Bộ Xây Dựng

Đăng bởi Họa Đức
15/09/2021
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp theo quy định của Bộ Xây Dựng, 1 rm_ratings 1 rm_ratings
5/5 - Có 1 Bình chọn

Trong bài viết này hãy cùng công ty kiến trúc ACI Home tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp theo quy định của Bộ Xây Dựng.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp - Nền nhà xưởng

Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà xưởng công nghiệp cần tuân thủ theo quy định TCVN 2737: 1995 về công nghệ tải trọng tác động, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn. Nếu nền đất yếu cần có các biện pháp xử lý địa chất thích hợp.

Tùy thuộc vào các yêu cầu công nghệ, điều kiện sử dụng mà nền nhà xưởng cũng được chia thành nhiều loại có thể kể đến như: nền bê tông, nền bê tông cốt thép, nền bê tông chịu được sự ăn mòn của axit – kiềm, nền bê tông có phoi thép chịu va chạm, nền bê tông atphan, nền lát gạch xi măng; nền thép; sàn lát ván gỗ, chất dẻo.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Nền bê tông của nhà xưởng công nghiệp cần phải thiết kế thành từng ô với các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

- Chiều dài mỗi ô không vượt quá 0,6m.

- Mạch chèn giữa mỗi ô phải chèn bằng bi tum.

- Lớp bê tông lót phải có chiều dày ít nhất là 0,1m.

- Chiều rộng của hè nhà xưởng từ 0,2m – 0,8m.

- Độ dốc của hè từ 1% đến 3%.

Thiết kế nền kho bãi tại khu vực cầu cạn, nơi dùng để bốc dỡ vật liệu rời phải bằng phẳng, bề mặt nền phải có lớp lót cứng, đảm bảo thoát nước nhanh.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp - Móng nhà xưởng

Tiêu chuẩn thiết kế móng nhà xưởng công nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu về tải trọng, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, khi thiết kế móng nhà xưởng cũng cần phải tuân thủ theo quy định TCVN 2737 : 1995.

Thiết kế móng nhà xưởng cùng với hệ thống kỹ thuật phần ngầm của công trình cần phù hợp với tính chất cơ lý của đất nền cũng như các đặc trưng của điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng nhà xưởng.

Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Cao độ mặt trên của móng phải thiết kế thấp hơn mặt nền. Độ chênh lệch tùy vào từng loại cột:

- Cột thép: 0.2m

- Cột có khung chèn tường: 0.5m

- Cột bê tông cốt thép: 0.15m

Cao độ chân đế cột thép của hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các phân xưởng phải thiết kế cao hơn độ cao san nền ít nhất 0.2m.

Móng cột ở khe co giãn và các phân xưởng có dự kiến mở rộng cần thiết kế chung cho hai cột giáp liền nhau.

Móng của tường gạch, tường xây, đá hộc của nhà không khung được xác định như sau:

- Chiều sâu đặt móng nhỏ hơn 0,15m: thiết kế móng bê tông, bê tông đá hộc

- Chiều sâu đặt móng lớn hơn 0,15m: nên thiết kế dầm đỡ tường với mặt trên của dầm đỡ thấp hơn mặt nền hoàn thiện tối thiểu là 0,03m

Thiết kế lớp bảo vệ cho móng:

- Trường hợp móng nhà xưởng công nghiệp phải chịu tác động của nhiệt độ cao cần có lớp bảo vệ bằng vật liệu chịu nhiệt.

- Móng nhà xưởng chịu tác dụng ăn mòn cần có biện pháp chống ăn mòn thích hợp.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp - mái và cửa mái nhà xưởng

Tiêu chuẩn thiết kế độ dốc của mái nhà xưởng công nghiệp cũng phụ thuộc vào vật liệu được lựa chọn làm mái:

- Tấm lợp amiăng xi măng: độ dốc từ 30% đến 40%

- Mái lợp tôn múi: độ dốc từ 15 % đến 20 %

- Mái lợp ngói: độ dốc từ 50 % đến 60 %

- Mái lợp tấm bê tông cốt thép: độ dốc từ 5 % đến 8 %. Đặc biệt đối với loại mái này khi thiết kế cần phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm, khoảng cách giữa các khe nhiệt nên lớn hơn 24m theo dọc nhà

Tiêu chuẩn mái và cửa nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn mái và cửa nhà xưởng công nghiệp

Tiêu chuẩn thiết kế cấp thoát nước mưa:

- Với thiết kế mái nhà xưởng công nghiệp nhiều nhịp, tùy thuộc vào vật liệu lợp sẽ được phép thiết kế thoát nước bên trong hoặc bên ngoài đồng thời nối với hệ thống thoát nước chung. Trường hợp thiết kế thoát nước bên trong cần dùng hệ thống máng treo hoặc ống dẫn nước xuống mương nước trong nhà xưởng công nghiệp. Mương thoát nước tại nhà xưởng bắt buộc phải có nắp đậy bằng bê tông cốt thép nhưng có thể dễ dàng tháo lắp.

- Với thiết kế mái nhà xưởng một nhịp, nước mưa có thể chảy xuống tự do khi chiều rộng nhỏ hơn 24m, chiều cao cột nhà nhỏ hơn 4.8m. Trường hợp chiều cao cột nhà từ 5.4m trở lên bắt buộc phải có hệ thống máng dẫn xuống đất

- Trường hợp chiều cao của cửa mái và mái giật cấp lớn hơn hoặc bằng 2.4m cần phải có máng hứng và ống thoát. Nhỏ hơn 2,4m, nước có thể chảy tự do nhưng cần có biện pháp gia cố phần mái bên dưới.

- Chiều dài cửa mái không được lớn hơn 48m, cần phải lắp kính cố định với độ dày kính không nhỏ hơn 3mm, phần dưới được để hở, phần trên có mái đua. Ngoài ra còn có một số trường hợp đặc biệt như:

+ Trường hợp không làm cửa mái: áp dụng với nhà xưởng một hoặc hai nhịp có chiếu sáng tự nhiên qua các mặt tường, đảm bảo yêu cầu và không có thiết bị tỏa nhiệt, hơi ẩm hoặc chất độc hại.

+ Trường hợp làm cửa mái thông gió: áp dụng với nhà xưởng có sinh nhiều nhiệt, hơi ẩm hoặc chất độc

+Trường hợp không lắp kính cửa mái: áp dụng với nhà xưởng chỉ yêu cầu có thông gió và có mái đua chống mưa hắt, thì không cần lắp kính mà chỉ để khoảng trống.

Tiêu chuẩn thiết kế tường và vách ngăn nhà xưởng công nghiệp

Tiêu chuẩn thiết kế chân tường nhà xưởng công nghiệp cần đảm bảo:

- Chân tường gạch phải có lớp chống nước mưa bằng bi tum hoặc vật liệu khác.

- Lớp chống ẩm dưới chân tường phải làm bằng vữa xi măng mác 75, độ dày 20cm và đặt ngang tại cao độ của mặt nền hoàn thiện.

Vách ngăn nhà xưởng công nghiệp có thể làm từ nhiều vật liệu như tấm bê tông cốt thép, bê tông lưới thép, lưới thép có khung gỗ hoặc khung thép, tấm gỗ dán hoặc gỗ ván ép.

Với các nhà xưởng công nghiệp có kích thước nhịp nhỏ hơn hoặc bằng 12m đồng thời chiều cao của cột sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 6m.

Tiêu chuẩn tường và vách nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn tường và vách nhà xưởng công nghiệp

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp - cửa đi và cửa sổ

Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cửa đi nhà xưởng công nghiệp

- Cửa đi phải mở ra phía ngoài.

- Cửa ra vào nhà sản xuất phải được thiết kế với kích thước lớn hơn kích thước các loại xe vận tải tối thiểu là 20cm theo chiều cao và 50cm theo chiều rộng. Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cửa sổ nhà xưởng

- Độ cao nhỏ hơn hoặc bằng 2,4m tính từ sàn lên.

- Trường hợp cửa sổ cao cửa sổ trên 2,4m, cần lắp cố định thành khung và kẹp giữ cánh cửa chắc chắn.

- Một cửa sổ nhà xưởng tiêu chuẩn cần được thiết kế hệ thống đóng mở cửa bằng cơ khí.

Tiêu chuẩn hệ cửa tại nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn hệ cửa tại nhà xưởng công nghiệp

Một số tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp khác

Để có được một nhà xưởng công nghiệp tiêu chuẩn đạt chất lượng và phù hợp với mục đích kinh doanh, các doanh nghiệp cần đảm bảo thêm một số tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp dưới đây:

- Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện cho nhà xưởng đảm bảo an toàn, vận hành tốt.

- Tiêu chuẩn an toàn Phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng công nghiệp phải tuân thủ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành

- Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chống sét, camera an ninh, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống diệt côn trùng…

Trên đây là các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp mà ACI Home muốn giới thiệu đến bạn. Đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế sẽ giúp cho quá trình vận hành sản xuất của nhà xưởng diễn ra thuận lợi, an toàn.

Liên hệ tư vấn thiết kế nhà xưởng công nghiệp với ACI Home:

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC & ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GOOD HOPE

Số điện thoại: 028 2220 2220 Hotline: 0968 88 00 55

Email: acihomesg@gmail.com

Văn phòng 1: Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Q1, TPHCM

Văn phòng 2: Tầng 8, Tòa nhà Licogi 13, Số 164, Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Hãy để ACIHOME giúp bạn

Tư thiết kế những ngôi nhà , biệt thự, khách sạn đẹp như trong mơ

TƯ VẤN MIỄN PHÍ0968 88 00 55