Móng nhà được coi là bộ phận không thể thiếu trong quá trình xây dựng nhà cửa. Móng nhà càng tốt, càng khỏe thì càng đảm bảo được kết cấu ngôi nhà luôn vững chắc, an toàn cho người sử dụng. Vì vậy khi tiến hành thi công nhà ở, bạn cần phải tìm hiểu về tiêu chuẩn của các loại móng nhà. Bài viết dưới đây ACI Home sẽ chia sẻ tới bạn đọc các tiêu chuẩn thiết kế móng cọc - móng băng - móng đơn bê tông.
1. Tìm hiểu tiêu chuẩn thiết kế các loại móng
Hiện nay có rất nhiều loại móng nhà khác nhau, mỗi loại móng sẽ có những tiêu chuẩn thiết kế khác nhau.
1.1. Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc
Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng phổ biến cho việc xây dựng các công trình trên nền đất yếu. Loại móng này chỉ bao gồm 2 bộ phận là đài móng và cọc. Phần cọc sẽ được tiến hành cấy sâu vào trong bề mặt đất để tăng khả năng chịu lực và truyền tải lực xuống phần nền đất. Đài cọc là bộ phận sẽ đảm nhận vai trò phân bổ, phân tán tác động của lực từ phía công trình nên các cột móng.
Muốn móng cọc luôn được chắc khỏe, bên cạnh bản vẽ kỹ thuật chi tiết, loại móng này cần phải tuân thủ theo một số tiêu chuẩn nhất định:
- Cần xác định được chính xác tính chất địa hình thi công của khu đất xây dựng
- Tính toán chi tiết kết cấu của cọc được sử dụng, tính toán khả năng chịu lún, chịu lực tối đa của cọc
- Dự tính được kết cấu, số tầng xây dựng cũng như mối quan hệ giữa các tầng trong ngôi nhà để từ đó có thể tính toán và dễ dàng trong việc phân bổ được số lượng cọc cần thiết cho một công trình xây dựng.
1.2. Tiêu chuẩn thiết kế móng băng
Móng băng là loại móng xuất hiện rất phổ biến trong các công trình nhà phố, đặc biệt là các công trình thấp tầng (từ 5 tầng trở xuống) tại Việt Nam. Loại móng này được đánh giá tương đối dễ thi công và tiết kiệm chi phí đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, bạn vẫn cần lưu ý tới một số tiêu chuẩn thiết kế móng băng sau đây:
- Móng băng tiêu chuẩn cần phải bao gồm 3 phần chính là bê tông lót móng để bảo vệ bản nền và khung móng. Bản nền móng có tác dụng hiệu quả trong việc duy trì và phân tán lực một cách đồng đều. Dầm móng có tác dụng liên kết chặt chẽ các móng thành 1 khối thống nhất, có khả năng chịu lực tốt
- Lớp bê tông được sử dụng để lót móng và thường có độ dày tối thiểu là 100mm
- Móng băng thông thường có kích thước là 350mm x 900-1200mm. Trong đó, bộ phận dầm móng thường dao động khoảng 300mm x 500-700mm
- Phần thép được sử dụng cho bản móng của móng băng thường có kích thước tối thiểu là Φ12a150. Trong đó, phần thép của dầm móng băng thường sẽ có kích thước cụ thể như sau: Thép dọc có đường kính là 6Φ(18-22) và thép đai có đường kính là Φ8a150
1.3. Tiêu chuẩn thiết kế móng đơn bê tông
Móng đơn được đánh giá là một trong những loại móng được sử dụng phổ biến và thường gặp tại các vùng nông thôn. Tùy thuộc vào từng thiết kế và cấu trúc của khu đất mà móng đơn có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Móng đơn bê tông thường được đội thợ thi công tiến hành đổ tại chỗ và tạo nên một khối kết cấu chắc chắn, đồng nhất, không phụ thuộc vào tỉ lệ độ cao và đáy móng. Khi thực hiện đổ móng đơn bê tông, bạn cần tính toán kỹ lưỡng để có thể xác định được chiều cao và kích thước hợp lý của phần móng.
Dưới đây là một số công thức tải trọng của móng đơn bê tông bạn cần lưu ý:
Móng đơn đúng tâm: Ptb ≤ Rtc
Móng đơn lệch tâm: Pmax ≤ 1.2Rtc
Trong đó, Ptb và Pmax được biết tới là áp suất đáy trung bình là lớn nhất. Rtc là cường độ tiêu chuẩn của đất nền.
Công thức tính cường độ tiêu chuẩn đất nền:
Rtc = m(A1/4.y.b + B.q + D.c)
Trong đó:
- b là chiều rộng của móng
- q là tải trọng móng
- c là lực dính đơn vị đất nền
- A1/4, B, D là hệ số phụ thuộc góc ma sát trong của đất
- m là hệ số chịu lực của nền móng trong điều kiện thường.
2. Một số lưu ý khi thi công móng nhà
Bên cạnh việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn của từng loại móng nhà, để phần móng được an toàn và chất lượng, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Biện pháp thi công móng và các bước tiến hành thi công cần phải được phối hợp và nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng cùng các bên làm công trình.
- Việc lựa chọn phương án thi công nền cần phải cân nhắc giữa các số liệu khảo sát địa chất đã thu thập được trong suốt quá trình thực hiện công trình.
- Các vật liệu, cấu kiện hay bộ phận kết cấu dùng cho việc thi công nền móng cần phải đáp ứng được đúng theo những yêu cầu trong thiết kế, thỏa mãn các điều kiện đã được quy định trước đó.
- Công tác xây dựng nền móng cần phải được thực kiện nghiêm túc, kiểm tra kỹ lưỡng bởi các chủ đầu tư và những người có chuyên môn
Trên đây là một số chia sẻ của ACI Home về Các tiêu chuẩn thiết kế móng cọc - móng băng - móng đơn bê tông. Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn và thi công từng loại móng.